Tìm kiếm Luật, Nghị định, Thông tư, Nghị quyết...

Báo cáo số 132/BC-BTP ngày 16/5/2023 của Bộ tư pháp về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023

VANTHONGLAW - Báo cáo số 132/BC-BTP ngày 16/5/2023 của Bộ tư pháp về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 132/BC-BTP

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2023

BÁO CÁO

CÔNG TÁC KIỂM TRA, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2022 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2023

Kính gửi:

- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang;
- Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), trên cơ sở theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trong năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN

Trên cơ sở quán triệt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ về yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản QPPL, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật nhằm đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với các thách thức, khó khăn của tình hình thế giới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong năm 2022, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, trong đó tập trung vào các nội dung sau:

1. Chú trọng, nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra, rà soát văn bản QPPL gắn với nhiệm vụ trọng tâm xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và việc thực hiện nhiệm vụ rà soát hệ thống pháp luật, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ phát hiện đất nước.

Quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế1, Công văn số 301/TTg-PL ngày 06/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng thể chế, pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

2. Thực hiện đúng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản QPPL. Chú trọng kiểm tra, rà soát văn bản QPPL theo lĩnh vực, địa bàn gắn với yêu cầu, giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực; kịp thời phát hiện để xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sự phát triển.

Xử lý kịp thời văn bản có quy định trái pháp luật đã được phát hiện, kết luận, nhất là những quy định có tác động tiêu cực đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

3. Tham mưu tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL để phát hiện, xử lý các vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng pháp luật. Tập trung thực hiện việc xử lý văn bản đã rà soát trong các năm 2020 và năm 20212 gắn với việc nghiên cứu, đề xuất, ban hành kế hoạch để sửa đổi, bổ sung, đề xuất ban hành mới các văn bản chưa có trong chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

4. Rà soát, nghiên cứu, xây dựng Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL để phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ3.

5. Trong năm 2022, Bộ Tư pháp đã ban hành văn bản gửi Vụ Pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để đề nghị, hướng dẫn tham mưu, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quan tâm tăng cường chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL tại bộ, ngành, địa phương4.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ tổ chức các Đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại 01 Bộ (Bộ Quốc phòng) và 05 địa phương (Quảng Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai); tổ chức các Đoàn công tác kiểm tra văn bản theo địa bàn tại 05 địa phương (Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang).

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN QPPL

1. Kết quả kiểm tra văn bản theo thẩm quyền

Năm 2022, các bộ, cơ quan ngang bộ (gồm cả Bộ Tư pháp) và địa phương đã thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 12.764 văn bản QPPL (giảm 469 văn bản so với năm 2021), cụ thể: Các bộ, cơ quan ngang bộ kiểm tra 8.694 văn bản (trong đó có 6.559 văn bản ban hành trong năm 2022); các địa phương kiểm tra 4.070 văn bản (gồm 2.889 văn bản cấp huyện, 1.181 văn bản cấp xã; trong đó có 3.197 văn bản ban hành trong năm 2022). Kết quả cả nước đã phát hiện và kết luận đối với 477 văn bản, gồm 376 văn bản QPPL có quy định trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành (trong đó có 135 văn bản ban hành trong năm 2022) và 101 văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL. Số văn bản trái pháp luật được phát hiện, kết luận tăng 172 văn bản so với năm 20215.

Về kết quả xử lý văn bản: Tính đến ngày 31/12/2022, cả nước đã xử lý được 368/477 văn bản QPPL trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền và văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL (77.14%, tăng 10.91% so với năm 2021)6.

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Báo cáo)

Trong đó, riêng Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL) đã tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền đối với 5.368 văn bản (gồm 614 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ; 4.754 văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh, trong đó có 3.582 văn bản ban hành trong năm 2022). Qua kiểm tra đã phát hiện, kết luận, kiến nghị xử lý đối với 200 văn bản (gồm 162 văn bản QPPL có quy định trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung và 38 văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL; trong đó có 20 văn bản ban hành trong năm 2022), gồm 22 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ; 178 văn bản của của HĐND và UBND cấp tỉnh. Tính đến 28/4/2023, có 156/200 văn bản đã được cơ quan ban hành xử lý; ngoài ra, trên cơ sở đôn đốc, theo dõi của Bộ Tư pháp, toàn bộ văn bản có quy định trái pháp luật do Bộ Tư pháp kết luận trước năm 2022 đã được cơ quan ban hành xử lý. Các văn bản được phát hiện, kết luận trong năm 2022 nhưng chưa được xử lý đang được Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc, phối hợp với cơ quan ban hành xử lý theo đúng quy định.

2. Tình hình xử lý văn bản có quy định trái pháp luật theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh (tại Công văn số 3590/VPCP-PL ngày 09/6/2022 của Văn phòng Chính phủ “V/v báo cáo công tác kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2021”)

Tổng số văn bản cần xử lý theo chỉ đạo là 03 văn bản. Trên cơ sở theo dõi, đôn đốc của Bộ Tư pháp, cả 03 văn bản đã được cơ quan ban hành xử lý, cụ thể như sau:

- Thông tư số 53/2020/TT-BCT ngày 31/12/2020 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá:

Đã được Bộ Công Thương bãi bỏ bằng Thông tư số 30/2022/TT-BCT ngày 04/11/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá.

- Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 của UBND tỉnh Bình Định ban hành quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định:

Đã được UBND tỉnh Bình Định sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 09/2022/QĐ-UBND ngày 29/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định kèm theo Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 của UBND tỉnh ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về nhà, vật kiến trúc, cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước:

Đã được UBND tỉnh Bình Phước thay thế bằng Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 14/7/2022 quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng và các hạng mục khác khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

3. Để kịp thời phục vụ việc giám sát chuyên đề của Quốc hội Khóa XV trong năm 2023, trên cơ sở Chương trình giám sát năm 2023 tại Nghị quyết số 51/2022/QH15 và Nghị quyết số 52/2022/QH15 của Quốc hội, Bộ Tư pháp đã ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra chuyên đề về các văn bản liên quan đến: (1) Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; (2) Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương hình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 20307.

Theo Kế hoạch, việc kiểm tra theo 02 chuyên đề nêu trên được thực hiện từ tháng 8/2022 đến tháng 7/2023, bảo đảm phù hợp với tiến độ tại Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội, qua đó gắn kết công tác kiểm tra văn bản của Chính phủ với công tác giám sát của Quốc hội, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật.

III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QPPL

1. Về công tác rà soát văn bản thường xuyên

1.1. Theo báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương, kết quả rà soát văn bản QPPL trên cả nước trong năm 2022 (gồm cả Bộ Tư pháp) như sau:

- Tổng số văn bản phải được rà soát: 29.148 văn bản (trong đó số văn bản cần được rà soát tại các bộ, cơ quan ngang bộ là 6.095 văn bản; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 23.053 văn bản).

- Tổng số văn bản đã được rà soát: 29.118 văn bản (trong đó tại các bộ, cơ quan ngang bộ: 6.090/6.095 văn bản, đạt 99.91%; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 23.028/23.053 văn bản, đạt 99.89%).

- Tổng số văn bản đã được xử lý sau rà soát: 4.833 văn bản (trong đó tại các bộ, cơ quan ngang bộ: 440/563 văn bản, chiếm 78.15% tổng số văn bản kiến nghị xử lý; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 4.393/4.752 văn bản, chiếm 92.44% tổng số văn bản kiến nghị xử lý)8.

(Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo Báo cáo)

Trên cơ sở kết quả rà soát văn bản QPPL thường xuyên, vào tháng 01 năm 2023 các cơ quan cấp bộ và UBND cấp tỉnh đã ban hành quyết định công bố văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2022 thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý theo đúng quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .

1.2. Thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 08/4/2018 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2018, trong năm 2022, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ 45 văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và bãi bỏ một phần 02 văn bản QPPL do Chính phủ ban hành không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có căn cứ chấm dứt hiệu lực9.

2. Về việc thực hiện công tác rà soát văn bản QPPL theo nhiệm vụ, kế hoạch của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL và đề nghị, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền

Trong năm 2022, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan có liên quan tham mưu, tổ chức thực hiện, hoàn thành có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ sau:

2.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL. Theo Kế hoạch, trong năm 2022, Tổ công tác tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chính: (i) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan thực hiện rà soát vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật và xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL do Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL và các bộ, ngành đã thực hiện trong các năm 2020, 2021 theo yêu cầu, chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ10; (ii) Tổ chức rà soát độc lập, chuyên sâu theo một số nhóm văn bản QPPL còn hiệu lực do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành, gồm: Quy định pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, quy hoạch đô thị, đấu giá tài sản; rà soát, cho ý kiến độc lập đối với một số nội dung quy định cụ thể liên quan đến một số luật theo tổng hợp tại Báo cáo số 282-BC/ĐĐQH15 ngày 21/10/2021 của Đảng đoàn Quốc hội về kết quả rà soát văn bản QPPL gây vướng mắc, cản trở trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh11 (theo đề nghị của Đảng đoàn Quốc hội).

(Kết quả thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan có liên quan theo Kế hoạch, chỉ đạo của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL trong năm 2022 đã được nêu cụ thể tại Báo cáo số 93/BC-TCT ngày 29/3/2023 của Tổ công tác gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả hoạt động năm 2022)12.

2.2. Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình xử lý kết quả rà soát, nghiên cứu xử lý kiến nghị, phản ánh về quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ đã nêu tại Báo cáo số 229/BC-BTP ngày 15/10/2021 của Bộ Tư pháp về kết quả rà soát, nghiên cứu, xử lý kiến nghị, phản ánh liên quan đến các văn bản QPPL13.

2.3. Thực hiện rà soát, xây dựng Báo cáo số 1327/BC-BCSĐCP ngày 15/11/2022 của Ban cán sự đảng Chính phủ gửi Đảng đoàn Quốc hội về rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán (theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Công văn số 1906/VPCP-V.I ngày 29/3/2022 của Văn phòng Chính phủ).

2.4. Thực hiện rà soát các thông tư do các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành đang còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giảm các thủ tục yêu cầu không cần thiết, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân (theo chỉ đạo tại Công văn số 1045/TTg-PL ngày 07/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Trên cơ sở Báo cáo rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bộ Tư pháp đã xây dựng Báo cáo số 09/BC-BTP ngày 06/01/2023 gửi Thủ tướng Chính phủ về tổng hợp kết quả rà soát các thông tư đang còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ14.

3. Về công tác hệ thống hóa văn bản QPPL

Để triển khai thực hiện công tác hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019-2023 (đối với các văn bản được ban hành trong 05 năm - từ 01/01/2019 đến 31/12/2023), Bộ Tư pháp đã ban hành văn bản hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm để thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019-202315; xây dựng, gửi các bộ, cơ quan, địa phương tài liệu hướng dẫn về việc xây dựng kế hoạch và thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019-2023 để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện16. Hiện nay các bộ, ngành, địa phương đang tích cực thực hiện công tác hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019-2023 theo đúng quy định.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QPPL NĂM 2022

1. Mặt tích cực

1.1. Trong năm 2022, công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của cả nước tiếp tục được tăng cường thực hiện, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và sự hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của Bộ Tư pháp để đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thực thi hiệu lực, hiệu quả pháp luật. Nhìn chung, các cơ quan đã quan tâm chỉ đạo, bố trí nguồn lực, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản theo quy định; chú trọng công tác kiểm tra, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn để kịp thời phát hiện, tự xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp. Việc xử lý văn bản có quy định trái pháp luật sau khi tự kiểm tra phát hiện hoặc do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phát hiện, kết luận đã được cơ quan ban hành thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn17. Kết quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản tại các cơ quan cấp bộ và địa phương đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật, tạo cơ sở nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thi hành pháp luật, hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực, tạo môi trường pháp lý thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của Nhân dân, nhất là về hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển18.

Chế độ lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL đã được Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các địa phương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế, tạo điều kiện đảm bảo tốt hơn nguồn lực tổ chức thực hiện các công tác nêu trên.

1.2. Hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp về công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL và kiểm tra văn bản QPPL do các cơ quan cấp bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh ban hành được tăng cường thực hiện có hiệu quả (thông qua việc ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức các đoàn kiểm tra, các hội nghị, hội thảo về chuyên môn)19, qua đó đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan cấp bộ, chính quyền địa phương trong công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, hạn chế, ngăn ngừa các trường hợp ban hành các quy định trái pháp luật, không phù hợp tác động tiêu cực đến xã hội; đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện tốt công tác hệ thống hoá văn bản QPPL kỳ 2019 - 2023 theo đúng quy định.

1.3. Công tác kiểm tra văn bản QPPL theo thẩm quyền của Bộ Tư pháp được thực hiện kịp thời, đồng bộ, linh hoạt, đảm bảo sự chủ động trong phản ứng chính sách pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật, không phù hợp với thực tiễn, gắn kết công tác kiểm tra văn bản của Chính phủ với công tác giám sát của Quốc hội để nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật. Việc đôn đốc xử lý đối với văn bản trái pháp luật luôn được chú trọng thực hiện sâu sát, quyết liệt, hiệu quả, nhất là các văn bản có quy định gây trở ngại, bất lợi cho việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, hạn chế tối đa số văn bản có quy định trái pháp luật chậm được xử lý.

1.4. Công tác rà soát văn bản QPPL để phát hiện vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật và xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL đã thực hiện trong các năm 2020, 2021 theo yêu cầu, chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với các địa phương tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm, đạt được những kết quả tích cực, quan trọng. Thông qua đó đã kịp thời phát hiện, nghiên cứu xử lý, sửa đổi, hoàn thiện chính sách, quy định của pháp luật, tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, nhất là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân; đồng thời phát hiện, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật để phục vụ hiệu quả sự phát triển của đất nước.

2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Khó khăn, hạn chế

- Công tác kiểm tra theo thẩm quyền tại một số cơ quan cấp bộ và cấp tỉnh chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, thường xuyên, chất lượng tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền còn hạn chế.20 Một số cơ quan cấp bộ và UBND cấp tỉnh chưa chú trọng kiểm tra theo thẩm quyền đối với văn bản QPPL thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý theo quy định, cá biệt có cơ quan không tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền21. Nhiều trường hợp kết luận kiểm tra văn bản theo thẩm quyền do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành đã không được gửi đến Bộ Tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ.

- Còn trường hợp văn bản có quy định trái pháp luật đã được Bộ Tư pháp phát hiện, kết luận, kiến nghị, đôn đốc xử lý, nhưng cơ quan ban hành chậm xử lý theo quy định, tiềm ẩn tác động tiêu cực đến xã hội.

- Tại các bộ, cơ quan ngang bộ, việc rà soát, xử lý, ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL để đảm bảo phù hợp với văn bản có hiệu lực cao hơn đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế trong một số trường hợp, lĩnh vực còn chậm, chưa kịp thời dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong công tác rà soát, xử lý văn bản QPPL của địa phương.

- Trong việc báo cáo công tác kiểm tra, rà soát văn bản hàng năm, vẫn còn một số cơ quan không thực hiện đúng quy định về việc gửi danh mục văn bản trái pháp luật đã phát hiện qua công tác kiểm tra, tình hình xử lý và biểu báo cáo thống kê chính thức (của năm báo cáo) về kết quả kiểm tra, rà soát văn bản đến Bộ Tư pháp, gây khó khăn cho công tác tổng hợp, theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2.2. Nguyên nhân

- Việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản QPPL tại một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự được lãnh đạo cơ quan quan tâm chỉ đạo hiệu quả, kịp thời, sâu sát nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng.

- Năng lực, trình độ và số lượng công chức làm công tác xây dựng văn bản QPPL nói chung, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL nói riêng chưa đồng đều, chưa tương xứng so với tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp, yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc của các công tác này, đặc biệt nhân sự làm công tác pháp chế của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh phần lớn là kiêm nhiệm và không ổn định.

- Số lượng, nội dung văn bản QPPL cần phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ngày càng nhiều, nhất là trong việc thực hiện công tác rà soát văn bản QPPL theo nhiệm vụ, kế hoạch của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL và đề nghị, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. Nhiều văn bản cần rà soát, xử lý có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, trí tuệ, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Xây dựng, ban hành văn bản QPPL là công việc phức tạp, việc xử lý kết quả rà soát cần đặt trong tổng thể quá trình tổng kết, xem xét, đánh giá tình hình thi hành văn bản QPPL với nhiều vấn đề liên quan khác; tiến độ xử lý nhiều văn bản phụ thuộc vào tiến độ, lộ trình xử lý của các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2023 VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

I. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2023

Căn cứ thực tiễn công tác và định hướng, yêu cầu của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật để phục vụ sự phát triển của đất nước, Bộ Tư pháp xác định phương hướng, nhiệm vụ về công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2023 như sau:

1. Quán triệt định hướng, tinh thần, yêu cầu về xây dựng, hoàn thiện, tổ chức thi hành pháp luật, “Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, "lợi ích nhóm" trong công tác xây dựng pháp luật” theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật; Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế (theo Thông báo số 273/TB-VPCP ngày 22/10/2021 của Văn phòng Chính phủ); Công văn số 301/TTg-PL ngày 06/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng thể chế, pháp luật.

Thực hiện đổi mới mạnh mẽ, có các giải pháp hiệu quả hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL theo hướng thực chất hơn, bám sát và phù hợp với thực tiễn; thường xuyên gắn kết chặt chẽ hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản QPPL với xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật để kiểm soát, nâng cao chất lượng văn bản QPPL đáp ứng hiệu quả yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản QPPL để đảm bảo tính pháp lý, thống nhất, đồng bộ, phù hợp, khả thi của văn bản, tránh mâu thuẫn, chồng chéo, cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong văn bản. Tiếp tục quan tâm kiện toàn, đầu tư, bố trí nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ và các điều kiện đảm bảo khác tương xứng với tầm quan trọng của các công tác nêu trên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2. Tăng cường thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm ha, rà soát văn bản QPPL theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm đã được quy định để đảm bảo việc xây dựng, ban hành văn bản phải có cơ sở pháp lý, đúng thẩm quyền, nội dung; kịp thời phát hiện, tự xử lý hoặc kiến nghị xử lý văn bản có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn (nhất là các văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp; các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh; biện pháp quản lý có tính chất đặc thù của địa phương).

Chú trọng kiểm tra, rà soát văn bản QPPL theo lĩnh vực, địa bàn gắn với yêu cầu, giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực. Tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và phát triển kinh tế - xã hội (theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030).

3. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra, kết luận, xử lý văn bản QPPL. Chỉ đạo, đôn đốc xử lý dứt điểm các văn bản có quy định trái pháp luật đã phát hiện, kết luận qua công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền và các văn bản có quy định trái pháp luật do mình ban hành đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kết luận. Các bộ, cơ quan ngang bộ tăng cường kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, thông tin đầy đủ, kịp thời đến Bộ Tư pháp về kết quả kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan mình.

4. Tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định, có chất lượng công tác hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2019 - 2023 để bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.

5. Rà soát, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác văn bản QPPL thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan, địa phương mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015; thực hiện nghiêm túc quy định về chế độ báo cáo, thống kê kết quả kiểm tra, rà soát văn bản QPPL và việc gửi danh mục, tình hình xử lý văn bản trái pháp luật đã phát hiện qua công tác kiểm tra đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016.

6. Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan ngang bộ:

- Tham mưu, phối hợp tổ chức triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL để rà soát, xử lý những quy định bất cập, không còn phù hợp, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong văn bản QPPL do các cơ quan trung ương ban hành. Chú trọng phát huy vai trò của Tổ công tác đối với những vụ việc cụ thể, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm và có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành. Tập trung thực hiện việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình trên cơ sở kết quả rà soát văn bản QPPL trong thời gian qua, đặc biệt là các văn bản đã có trong kế hoạch, chương trình xây dựng văn bản năm 2023, tạo cơ sở thuận lợi cho việc ban hành văn bản QPPL của địa phương.

- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc nghiên cứu, đề xuất xây dựng mới các văn bản QPPL được giao tại Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Tổ chức nghiên cứu, đề xuất, ban hành kế hoạch để sửa đổi, bổ sung,ban hành mới các văn bản chưa có trong chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; tham mưu, tổ chức thực hiện các kiến nghị của Đảng đoàn Quốc hội tại Báo cáo số 282-BC/ĐĐQH15 ngày 21/10/2021 (được tổng hợp tại Phụ lục IV kèm theo Báo cáo số 93/BC-TCT ngày 29/3/2023 của Tổ công tác gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả hoạt động năm 2022)22

- Khẩn trương chỉ đạo xử lý nhanh chóng, chính xác các nội dung vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn đã được phát hiện trên cơ sở kết quả rà soát các thông tư đang còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân23.

- Tiếp tục tăng cường công tác rà soát thường xuyên theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chủ động lấy ý kiến và nghiên cứu tiếp thu các kiến nghị của địa phương phản ánh về các vướng mắc, bất cập, những nội dung không còn phù hợp với thực tiễn trong các thông tư thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành để kịp thời sửa đổi, bổ sung; đồng thời tập trung rà soát và xử lý, tham mưu xử lý kết quả rà soát để thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ hệ thống văn bản kỳ 2019-2023, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành trong năm 202324.

II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Căn cứ tình hình thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trong năm 2022, Bộ Tư pháp đề xuất, kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo các nội dung sau:

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện có hiệu quả phương hướng, nhiệm vụ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trong năm 2023 đã được nêu tại Mục I Phần thứ hai của Báo cáo này.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện nghiêm quy định tại khoản 1 Điều 129 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020); gửi kết luận kiểm tra văn bản theo thẩm quyền trong năm 2022 và tình hình xử lý văn bản đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Các cơ quan ban hành văn bản có quy định trái pháp luật (do Bộ Tư pháp kiểm tra, kết luận, đôn đốc xử lý nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý) nêu tại Phụ lục III kèm theo Báo cáo này khẩn trương xử lý dứt điểm theo quy định trước ngày 30/6/2023. Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan ban hành văn bản chưa tự xử lý thì Bộ Tư pháp tham mưu Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ các nội dung trái pháp luật theo thẩm quyền.

4. Giao Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc các cơ quan liên quan thực hiện việc xử lý văn bản trên cơ sở kết quả rà soát văn bản của các bộ, ngành và Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL trong thời gian qua; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng quý.

Trên đây là Báo cáo của Bộ Tư pháp về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, kính trình Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết)
- Các bộ, cơ quan ngang bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Vụ Các vấn đề chung về XDPL, Cục KHTC, Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục KTrVB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Tịnh

PHỤ LỤC I

(TỪ 01/01/2022 ĐẾN 31/12/2022)
(Kèm theo Báo cáo số 132/BC-BTP ngày 16 tháng 5 năm 2023 của Bộ Tư pháp)

Đơn vị tính: văn bản

Số VBQPPL đã kiểm tra (bao gồm kỳ trước chuyển sang)

Số VBQPPL trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền; số VBQPPL có sai sót khác đã phát hiện trong kỳ báo cáo

Số VBQPPL trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền đã được xử lý

Văn bản không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Số VBQPPL trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền

Số VBQP PL có sai sót khác

Số phát hiện trong kỳ báo cáo đã được xử lý

Số phát hiện của các kỳ trước được xử lý trong kỳ báo cáo

Tổng số

Trong đó: Số ban hành trong kỳ báo cáo

Tổng số

Trong đó: Số ban hành trong kỳ báo cáo

Tổng số

Trong đó: Số ban hành trong kỳ báo cáo

Tổng số đã phát hiện trong kỳ báo cáo

Số đã được xử lý (bao gồm kỳ trước chuyển sang)

Tổng số

Trong đó: Số ban hành trong kỳ báo cáo

A

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

Tổng số tai địa bàn cả nước

12,764

9,756

1,090

376

135

714

294

242

74

52

101

74

20

I. Tại các Bộ, Ngành ở Trung ương

8,694

6,559

607

217

49

390

134

118

15

19

46

32

8

1. Bộ Công an

68

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2. Bộ Công thương

400

400

172

4

4

168

0

2

2

0

3

1

1

3. Bộ Giao thông Vận tải

70

9

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo

139

139

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

325

325

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6. Bộ Khoa học và Công nghệ

138

138

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

7. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

15

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

8. Bộ Ngoại giao

28

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

9. Bộ Nội vụ

468

454

80

12

12

68

1

1

0

0

0

0

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

128

128

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

11. Bộ Quốc phòng

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

12. Bộ Tài chính

587

587

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

13. Bộ Tài nguyên và Môi trường

71

0

24

24

0

0

0

0

0

0

0

0

0

14. Bộ Thông tin và Truyền thông

104

70

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

15. Bộ Tư pháp

5,368

3,582

316

162

18

154

131

112

9

19

38

26

2

16. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

307

249

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

17. Bộ Xây dựng

60

60

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

18. Bộ Y tế

330

330

15

15

15

0

3

3

3

0

5

5

5

19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

17

17

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

20. Thanh tra Chính phủ

2

2

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

21. Ủy ban Dân tộc

69

69

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

II. Tại địa phương

4,070

3,197

483

159

86

324

157

124

59

33

55

42

12

1. Tỉnh An Giang

56

56

1

1

1

0

1

1

1

0

0

0

0

2. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

87

87

9

6

3

3

3

3

1

0

14

0

0

3. Tỉnh Bạc Liêu

23

23

11

1

1

10

0

0

0

0

0

0

0

4. Tỉnh Bắc Giang

101

70

11

6

0

5

6

6

0

0

3

3

0

5. Tỉnh Bắc Kạn

20

19

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6. Tỉnh Bắc Ninh

40

40

5

0

0

5

0

0

0

0

0

0

0

7. Tỉnh Bến Tre

80

80

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

8. Tỉnh Bình Dương

76

46

5

5

5

0

5

5

5

0

0

0

0

9. Tỉnh Bình Định

87

87

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

10. Tỉnh Bình Phước

49

31

7

1

1

6

1

1

1

0

0

0

0

11. Tỉnh Bình Thuận

74

74

8

1

1

7

1

1

1

0

0

0

0

12. Tỉnh Cà Mau

54

48

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

13. Tỉnh Cao Bằng

61

59

12

11

11

1

13

11

11

2

0

0

0

14. Thành Phố Cần Thơ

35

35

10

0

0

10

0

0

0

0

0

0

0

15. Thành Phố Đà Nẵng

1

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

16. Tỉnh Đắk Lắk

83

81

8

1

0

7

0

0

0

0

0

0

0

17. Tỉnh Đắk Nông

41

17

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

18. Tỉnh Điện Biên

128

126

69

23

21

46

5

5

3

0

0

0

0

19. Tỉnh Đồng Nai

49

42

7

6

5

1

6

5

5

1

0

0

0

20. Tỉnh Đồng Tháp

91

91

1

1

1

0

2

0

0

2

0

0

0

21. Tỉnh Gia Lai

44

44

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

22. Tỉnh Hà Giang

14

14

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

23. Tỉnh Hà Nam

9

9

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

24. Thành Phố Hà Nội

84

84

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

0

25. Tỉnh Hà Tĩnh

83

69

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

26. Tỉnh Hải Dương

4

4

4

4

4

0

5

4

4

1

1

1

0

27. Thành Phố Hải Phòng

66

66

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

2

28. Tỉnh Hậu Giang

14

14

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

29. Tỉnh Hòa Bình

51

51

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

30. Thành Phố Hồ Chí Minh

26

26

7

0

0

7

5

0

0

5

0

0

0

31. Tỉnh Hưng Yên

61

61

19

7

7

12

8

6

6

2

0

0

0

32. Tỉnh Khánh Hòa

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

33. Tỉnh Kiên Giang

4

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

34. Tỉnh Kon Tum

122

122

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

35. Tỉnh Lai Châu

16

16

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

36. Tỉnh Lạng Sơn

45

45

5

0

0

5

0

0

0

0

1

1

0

37. Tỉnh Lào Cai

50

27

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

38. Tỉnh Lâm Đồng

140

135

3

0

0

3

0

0

0

0

0

0

0

39. Tỉnh Long An

64

64

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

40. Tỉnh Nam Định

111

106

4

0

0

4

0

0

0

0

2

0

2

41. Tỉnh Nghệ An

364

267

47

0

0

47

15

0

0

15

1

0

1

42. Tỉnh Ninh Bình

116

17

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

43. Tỉnh Ninh Thuận

29

27

2

1

0

1

0

0

0

0

0

0

0

44. Tỉnh Phú Thọ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

45. Tỉnh Phú Yên

34

27

0

0

0

0

0

0

0

0

7

7

0

46. Tỉnh Quảng Bình

41

41

2

0

0

2

0

0

0

0

1

1

1

47. Tỉnh Quảng Nam

10

2

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

48. Tỉnh Quảng Ngãi

308

96

92

44

11

48

43

40

10

3

19

20

1

49. Tỉnh Quảng Ninh

83

39

8

4

0

4

4

4

0

0

0

0

0

50. Tỉnh Quảng Trị

55

29

19

19

0

0

19

19

0

0

0

0

0

51. Tỉnh Sóc Trăng

56

53

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

52. Tỉnh Sơn La

61

49

4

1

0

3

1

1

0

0

0

0

0

53. Tỉnh Tây Ninh

60

52

26

0

0

26

0

0

0

0

0

0

0

54. Tỉnh Thái Bình

34

34

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

55. Tỉnh Thái Nguyên

14

3

5

0

0

5

0

0

0

0

0

0

0

56. Tỉnh Thanh Hóa

2

2

0

0

0

0

0

0

0

0

2

2

2

57. Tỉnh Thừa Thiên Huế

295

149

50

2

2

48

2

2

2

0

3

3

2

58. Tỉnh Tiền Giang

36

36

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

59. Tỉnh Trà Vinh

5

5

5

3

3

2

0

0

2

0

0

1

1

60. Tỉnh Tuyên Quang

69

69

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

61. Tỉnh Vĩnh Long

30

30

4

1

1

3

0

0

0

0

0

0

0

62. Tỉnh Vĩnh Phúc

56

56

2

2

2

0

4

2

1

2

0

0

0

63. Tỉnh Yên Bái

68

43

11

8

6

3

8

8

6

0

0

0

0

II.1. Tại cấp tỉnh

2889

2397

301

108

64

193

89

77

40

12

45

31

5

1. Tỉnh An Giang

55

55

1

1

1

0

1

1

1

0

0

0

0

2. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

21

21

9

6

3

3

3

3

1

0

14

0

0

3. Tỉnh Bạc Liêu

23

23

11

1

1

10

0

0

0

0

0

0

0

4. Tỉnh Bắc Giang

80

49

6

6

0

0

6

6

0

0

3

3

0

5. Tỉnh Bắc Kạn

16

16

0

0

6. Tỉnh Bắc Ninh

19

19

5

0

0

5

0

0

0

0

0

0

0

7. Tỉnh Bến Tre

71

71

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

8. Tỉnh Bình Dương

43

42

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

9. Tỉnh Bình Định

87

87

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

10. Tỉnh Bình Phước

28

24

7

1

1

6

1

1

1

0

0

0

0

11. Tỉnh Bình Thuận

41

41

8

1

1

7

1

1

1

0

0

0

0

12. Tỉnh Cà Mau

54

48

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

13. Tỉnh Cao Bằng

44

44

10

9

9

1

9

9

9

0

0

0

0

14. Thành Phố Cần Thơ

35

35

10

0

0

10

0

0

0

0

0

0

0

15. Thành Phố Đà Nẵng

1

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

16. Tỉnh Đắk Lắk

82

80

7

0

0

7

0

0

0

0

0

0

0

17. Tỉnh Đắk Nông

41

17

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

18. Tỉnh Điện Biên

117

117

67

21

21

46

3

3

3

0

0

0

0

19. Tỉnh Đồng Nai

39

39

5

4

4

1

4

4

4

0

0

0

0

20. Tỉnh Đồng Tháp

87

87

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

21. Tỉnh Gia Lai

44

44

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

22. Tỉnh Hà Giang

14

14

0

0

23. Tỉnh Hà Nam

9

9

0

0

0

0

0

0

0

0

24. Thành Phố Hà Nội

60

60

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

25. Tỉnh Hà Tĩnh

83

69

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

26. Tỉnh Hải Dương

4

4

4

4

4

5

4

4

1

0

0

0

27. Thành Phố Hải Phòng

66

66

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

28. Tỉnh Hậu Giang

14

14

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

29. Tỉnh Hòa Bình

51

51

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

30. Thành Phố Hồ Chí Minh

26

26

7

0

0

7

5

0

0

5

0

0

0

31. Tỉnh Hưng Yên

61

61

19

7

7

12

8

6

6

2

0

0

0

32. Tỉnh Khánh Hòa

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

33. Tỉnh Kiên Giang

4

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

34. Tỉnh Kon Tum

67

67

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

35. Tỉnh Lai Châu

16

16

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

36. Tỉnh Lạng Sơn

42

42

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

37. Tỉnh Lào Cai

36

26

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

38. Tỉnh Lâm Đồng

64

64

2

0

0

2

0

0

0

0

0

0

0

39. Tỉnh Long An

64

64

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

40. Tỉnh Nam Định

53

53

4

4

0

2

0

2

41. Tỉnh Nghệ An

25

16

4

0

0

4

0

0

0

0

0

0

0

42. Tỉnh Ninh Bình

79

15

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

43. Tỉnh Ninh Thuận

29

27